
Tài chính tuổi 25 bấp bênh? Áp dụng ngay 6 thói quen quản lý này.
Mong muốn làm giàu, muốn có một khoản tiết kiệm để ổn định cuộc sống là suy nghĩ không của riêng ai. Tuy nhiên, làm cách nào để quản lý tài chính tuổi 25 thông minh vẫn còn là một bài toán khó. 6 thói quen dưới đây sẽ giúp anh em rút ngắn con đường đến với hành trình tự do tài chính để tận hưởng cuộc sống như mong muốn.
Tại sao tuổi 25 thường được lấy làm cột mốc để đưa ra những quyết định, mục tiêu về tài chính cho cuộc đời? Vì đây là khoảng thời gian chúng ta đã đủ trưởng thành và có đủ trải nghiệm cũng như sự ổn định về công việc để có thể thiết lập cho mình một hành trình làm chủ tài chính. Bên cạnh đó, Theo một nghiên cứu tại Mỹ giữa một người 25 tuổi và một người 35 tuổi đều tiết kiệm 100 đô la mỗi tháng, tỷ lệ lãi khoảng 5%. Nếu tính vào thời điểm cả hai 65 tuổi thì người 25 tuổi có khoảng 162.000 đô la trong tài khoản ngân hàng, trong khi người 35 chỉ có 89.000 đô la. Như vậy, chênh lệch đạt ngưỡng gấp đôi nếu chúng ta tiết kiệm muộn hơn 10 năm.
Vậy làm thế nào để có những cách quản lý tài chính tuổi 25 hiệu quả. Hãy cùng CIZA tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
I. Viết ra mục tiêu tài chính
Mỗi kế hoạch đều cần phải có mục tiêu cụ thể để tạo động lực cho bản thân. Với kế hoạch tài chính của cuộc đời mình, anh em cũng cần phải xác định được mục tiêu ngắn hạn, dài hạn. Ví dụ, đó có thể là sự độc lập về mặt tài chính ở tuổi 30, nghỉ hưu sớm ở tuổi 45 hay thậm chí là trở thành tỷ phú… Đừng ngại liệt kê ra bởi đó chính là kim chỉ nam giúp chúng ta có động lực và trách nhiệm hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân.

Các mục tiêu nên được chia nhỏ cho dễ thực hiện. Sau mỗi giai đoạn hoàn thành, anh em sẽ có động lực hơn để chinh phục những thử thách kế tiếp và sớm đến cái đích mục tiêu tài chính mà mình đề ra.
II. Thiết lập kế hoạch chi tiêu
Chắc chắn anh em sẽ không tránh khỏi những lần chi tiêu quá lố, đầu tư vào những món hàng mình cảm thấy thích thú sau đó lại hối hận không thôi. Thậm chí có nhiều người còn chi tiêu quá mức đến nỗi để lại những khoản nợ mỗi tháng trong thẻ tín dụng hay các tổ chức cho vay khác.
Để tránh tình trạng không kiểm soát được, anh em nên thiết lập bảng kế hoạch quy tắc chi tiêu cho từng tháng như: 3 triệu tiền nhà, 2 triệu tiền ăn, 500 nghìn tiền xăng xe, 2 triệu quỹ khẩn cấp,…
III. Xây dựng quỹ khẩn cấp
Quỹ khẩn cấp là số tiền mà mỗi người sẽ tiết kiệm từ chi phí sinh hoạt để phòng trường hợp như bệnh tật, thất nghiệp hay khủng hoảng kinh tế. Đây là một trong những quỹ mà các chuyên gia tài chính cực kỳ khuyến nghị người trẻ nên thiết lập.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu mà mỗi người sẽ có một quỹ khẩn cấp có giá trị khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính, số tiền ít nhất nên từ 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt thông thường. Ví dụ, nếu chi phí sinh hoạt hàng tháng là khoảng 7 – 8 triệu thì anh em cần ít nhất 20 – 30 triệu đồng dành cho quỹ khẩn cấp để đảm bảo mức an toàn cho những rủi ro có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, anh em cần lưu ý tránh sử dụng quỹ khẩn cấp cho các mục tiêu tiết kiệm. Điều này có thể giúp chúng ta hoàn thành kế hoạch tài chính sớm hơn thế nhưng cũng dễ đẩy chúng ta vào thế bị động nếu rủi ro ập tới.
IV. Đa dạng nguồn thu nhập
Nếu mục tiêu tuổi 25 là gia tăng tài sản, anh em có thể lựa chọn giữa việc chi tiêu ít hơn hoặc kiếm tiền nhiều hơn. Tuy nhiên, có thể thấy rõ là cách thứ 2 chắc chắn sẽ mang đến một nguồn thu nhập dồi dào.
Hãy bắt tay vào thực hiện bất kỳ công việc nào giúp tài khoản gia tăng thu nhập. Đừng ngần ngại tìm kiếm những nguồn thu nhập khác ngoài công việc đi làm hưởng lương như làm bán thời gian, kinh doanh, đầu tư…
Bên cạnh đó, anh em cần lưu ý tránh sử dụng quỹ khẩn cấp cho các mục tiêu tiết kiệm. Điều này có thể giúp chúng ta hoàn thành kế hoạch tài chính sớm hơn thế nhưng cũng dễ đẩy chúng ta vào thế bị động nếu rủi ro ập tới.
V. Học cách tiết kiệm và đầu tư
Có rất nhiều cách để chúng ta gia tăng con số trong tài khoản. Một trong số đó chính là học cách tiết kiệm và đầu tư. Anh em đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của những lãi suất nhỏ, bởi chính từ những con số đó, chúng sẽ từ từ tăng lên và tạo cho ta động lực để tiếp tục.
Một điều cần nhớ trong quy tắc tiết kiệm, đó là: Đừng tiết kiệm những gì còn lại sau khi đã chi tiêu, hãy chi tiêu phần còn lại sau khi tiết kiệm. Bên cạnh đó, Tana Gildea, chuyên gia về kế hoạch tài chính và là tác giả quyển sách The Graduate’s Guide to Money cũng chia sẻ chúng ta nên dành khoảng 20% thu nhập cho tiết kiệm. Một nửa số này sẽ được dùng để lo cho các khoản chi bất ngờ. Một nửa còn lại để dành cho các mục tiêu dài hạn và thời gian về hưu. Nếu 20% là quá sức, anh em có thể bắt đầu tiết kiệm bằng một khoản nhỏ và tăng dần theo từng năm.
VI. Ghi ra chi tiêu của bản thân
Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng để chinh phục mục tiêu tự do tài chính đó là chúng ta phải biết chính xác số tiền mình đang kiếm được và các khoản chi tiêu mỗi ngày.
Trên thị trường ngày nay có không ít app ứng dụng hỗ trợ ghi lại các khoản chi tiêu. Anh em chỉ cần nhập các khoản tiền vào đó và xem tổng kết cuối mỗi ngày là có thể nắm được kết quả chi tiêu của mình. Hãy xem xét kỹ lưỡng và cố gắng giảm thiểu các khoản lãng phí hết mức có thể. Điều này sẽ giúp anh em có sự cân đối với kế hoạch tài chính kịp thời và đảm bảo mọi thứ không bị đi lệch khỏi sự tính toán ban đầu.
6 thói quen trên đều là những điều cực kỳ dễ mà ai cũng có thể thực hiện được. Hãy bắt tay xây dựng thói quen quản lý tài chính từ tuổi 25 hoặc thậm chí sớm hơn để chúng ta có một cuộc sống “dễ thở” hơn trong tương lai.
Trả lời